Khi bạn mới tạo một website, nếu muốn chúng hoạt động và được kết nối trên Internet thì bạn cần phải có hosting. Vậy hosting là gì? Tại sao lại quan trọng với một website như vậy? Bài viết này Smartbackup sẽ chia sẻ thông tin để bạn có thể hiểu hơn về web hosting này.
Hosting là gì?
Hosting (hay web hosting) là một dịch vụ online cho phép bạn tạo website hoặc ứng dụng web trên Internet. Khi bạn đăng ký dịch vụ web hosting, nghĩa là bạn thuê một chỗ ở trên server với đầy đủ những files và dữ liệu để cho website của bạn hoạt động được.
Một server là một máy tính vật lý chạy không gián đoạn và website của bạn sẽ được mở cùng lúc khi tất cả mọi người truy cập vào. Nhà cung cấp web hosting của bạn chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo server an toàn, ngăn chặn tấn công bằng mã độc, và truyền dữ liệu (video, ảnh, files) từ server xuống trình duyệt người sử dụng.

>> Xem thêm: Top 10 dịch vụ hosting free tốt nhất hiện nay.
Cách hoạt động của hosting
Khi bạn muốn xây dựng một website, bạn cần tìm đến dịch vụ hosting để cung cấp cho bạn một không gian lưu trữ web trên server. Web host của bạn sẽ chứa tất cả files, video, và database. Bất kể có người nào nhập tên miền lên thanh địa chỉ của website, hosting sẽ chuyển tất cả files này từ server xuống trang web tương ứng.
Bạn cần lựa chọn dịch vụ hosting thích hợp nhất với khả năng của bạn để mua hosting đó. Thực tế, web hosting giống với việc bạn đi thuê máy chủ, bạn trả theo một chu kỳ thường xuyên và giữ cho server chạy ổn định.
Nhà cung cấp dịch vụ hosting sẽ đảm bảo rằng trang web của bạn hoạt động tối ưu và với giao thức bảo mật tốt hơn. Ngoài ra, nhà cung cấp còn đơn giản hóa nhiều khía cạnh phức tạp của việc lưu trữ từ cài đặt phần mềm đến hỗ trợ kỹ thuật.

>> Xem thêm: VPS là gì? Nên thuê máy chủ ảo ở đâu?.
Phân loại hosting phổ biến
Mỗi loại hosting lại có những mục đích sử dụng khác nhau, tuy vào nhu cầu sử dụng mà chúng ta nên lựa chọn những loại hosting phù hợp. Hãy cùng tham khảo 5 loại hosting phổ biến nhất hiện nay.
1. Shared hosting
Shared hosting là loại hosting phổ biến nhất và được rất nhiều người sử dụng, vì giá thành rẻ và dễ sử dụng. Shared hosting cho phép nhiều trang web sử dụng trên cùng một máy chủ. Thông thường, bạn sẽ không biết bạn đang chia sẻ tài nguyên của máy chủ với ai hoặc trang web nào, nên tính bảo mật không cao. Ngoài ra, vì giới hạn về dung lượng nên khi bạn chia sẻ tài nguyên dùng chung sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất và tốc độ trang.
Ưu điểm:
- Chi phí dịch vụ thấp.
- Giao diện đơn giản, dễ sử dụng đối với người mới bắt đầu.
- Máy chủ được cấu hình sẵn.
- Nhà cung cấp dịch vụ chịu trách nghiện quản lý và vận hành server.
Nhược điểm:
- Ít quyền kiểm soát và quản lý server.
- Lưu lượng truy cập tăng nhanh từ trang web khác sẽ ảnh hưởng đến tốc độ website của bạn.

>> Xem thêm: Hosting Linux là gì? Những câu hỏi về hositng Linux.
2. Cloud hosting
Cloud hosting là dịch vụ lưu trữ sử dụng một máy ảo để lưu trữ các trang web. Khi sử dụng cloud hosting, bạn được nhận tài nguyên 100% dành riêng cho trang web của bạn. Điều này sẽ giúp cải thiện hiệu suất vì trang web khác không làm ảnh hưởng đến trang web của bạn. Cloud hosting cung cấp độ tin cậy tuyệt vời vì có một mạng lưới máy tính cung cấp dung lượng cho mọi thứ.
Ngoài ra, bạn cũng dễ dàng nâng cấp hoặc giảm tài nguyên lưu trữ vì tất cả những gì nhà cung cấp cần làm là phân bổ tài khoản của bạn nhiều hơn hoặc ít hơn tài nguyên trên mạng.
Ưu điểm:
- Khả năng downtime gần như không có.
- Server gặp sự có không ảnh hưởng đến máy chủ của bạn.
- Tài nguyên được phân bổ theo nhu cầu sử dụng.
- Thanh toán dựa vào tài nguyên bạn đã sử dụng (dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu).
- Linh hoạt và khả năng mở rộng dễ dàng.
Nhược điểm:
- Khó quản lý vì phải biết nhiều về kỹ thuật chuyên môn.
- Không có quyền root.

>> Xem thêm: Cloud hosting Windows là gì? Phù hợp với mã nguồn nào?.
3. VPS hosting
VPS hosting là một máy chủ vật lý được chia thành nhiều máy chủ ảo, cho phép mỗi trang web có tài nguyên riêng. VPS hosting khá giống với cloud hosting, nhưng sự khác biệt chính là trang web của bạn nhận tài nguyên chuyên dụng từ một máy chủ vật lý duy nhất. Mặc dù bạn không nhận được toàn bộ máy chủ cho chính mình, nhưng các tài nguyên phân bổ cho trang web của bạn là 100%.
Ưu điểm:
- Tài nguyên server dành riêng.
- Truy cập tăng nhanh không ảnh hưởng đến website của bạn.
- Toàn quyền truy cập root lên server.
- Dễ dàng nâng cấp và mở rộng.
Nhược điểm:
- Chi phí cao hơn shared hosting.
- Cần có kiến thức về kỹ thuật và quản trị website.
>> Xem thêm: Localhost là gì? Hướng dẫn cài đặt localhost chi tiết.
4. Dedicated server
Dedicated server (hoặc dedicated hosting) là một server vật lý của riêng bạn và tất cả tài nguyên trên server sẽ là dành riêng cho bạn. Vì vậy, dedicated server cho bạn tất cả quyền quyết định trên server và có thể linh động sử dụng. Bạn có thể cấu hình server tuỳ ý, lựa chọn hệ điều hành và phần mềm cần dùng hoặc thiết lập một môi trường hosting riêng dành đặc biệt cho công việc của bạn.
Ưu điểm:
- Toàn quyền truy cập, kiểm soát cấu hình server.
- Độ tin cậy cao (bạn không phải chia sẻ tài nguyên với bất kỳ ai).
- Quyền truy cập root.
- Tính bảo mật cao.
Nhược điểm:
- Chi phí khá cao.
- Cần có kiến thức kỹ thuật và quản trị server tốt.

>> Xem thêm: Bảng giá hosting 5 nhà cung cấp tại Việt Nam.
5. WordPress hosting
WordPress hosting là một dạng của shared hosting và được dành riêng cho website WordPress. Server của bạn được thiết kế riêng cho WordPress và site này trang bị nhiều plugin được cài đặt sẵn như là caching pluign và plugin bảo mật. Vì lý do cấu hình được tuỳ biến sẵn nên site của bạn sẽ tải nhanh hơn và hoạt động ngay mà không gặp vấn đề gì.
WordPress hosting cũng có những tính năng liên quan đến WordPress như là WordPress theme được thiết kế riêng, builder kéo thả cùng nhiều công cụ đặc thù khác. Đặc biệt nếu server được tối ưu hoá để chạy WordPress thì quá trình cài đặt và sử dụng WordPress sẽ dễ dàng hơn nhiều trên một WordPress hosting.
Ưu điểm:
- Chi phí dịch vụ thấp.
- Dễ sử dụng cho người mới bắt đầu.
- Thao tác đơn giản với một click chuột.
- Hiệu năng tốt cho website WordPress.
- Đội ngũ kỹ thuật là các chuyên gia về WordPress.
- WordPress plugin và theme được cài đặt sẵn.
Nhược điểm:
- Chỉ nên dùng cho website WordPress.
>> Xem thêm: Email hosting là gì? Nên đăng ký dịch vụ Email hosting ở đâu?.
Vì sao cần phải mua hosting?
Hosting là không gian nơi trang web của bạn có thể tồn tại và được lưu trữ trong khi có thể truy cập được trên các trang web khác. Nếu không có hosting, trang web chỉ có thể hoạt động trên máy tính của bạn.
Không ai có thể truy cập hay tìm kiếm được website đó, chỉ có mình bạn nhìn thấy và sử dụng trang web đó. Nhưng nếu có hosting, bạn có thể chia sẻ mọi thứ trong trang web của bạn đến bất kỳ ai muốn tìm kiếm và truy cập website của bạn.

>> Xem thêm: Định giá tên miền là gì? Cách định giá tên miền.
So sánh sự khác nhau giữa domain và web hosting là gì
Một trang web muốn hoạt động và được nhiều người biết đến thì website đó phải có domain và sử dụng dịch vụ web hosting.
Về dịch vụ hosting:
- Hosting hay web hosting là không gian lưu trữ dữ liệu, hình ảnh,… dùng để đưa website hay ứng dụng lên Internet.
- Hosting cung cấp không gian và tài nguyên làm nơi lưu trữ dữ liệu website, trong đó có phần lưu trữ domain.
- Hosting có thể thuê hay mua tuỳ mục đích sử dụng và các website có thể dùng chung hosting với nhau.
Về domain:
- Domain hay tên miền là địa chỉ IP website của bạn.
- Domain giúp phân biệt website của bạn với các website khác và mang đến sự nhận diện thương hiệu riêng.
- Domain của các website đều phải được đăng ký theo đúng quy định, tên miền là riêng và không giống nhau.

>> Xem thêm: Top 10 nhà cung cấp dịch vụ VPS giá rẻ, máy chủ ảo giá rẻ tốt nhất hiện nay.
Các thông số kỹ thuật cần biết trong hosting
Những thông số kỹ thuật tiêu biểu của hosting, Smartbackup đã tổng hợp và chia sẻ dưới đây, bạn có thêm tham khảo:
- Dung lượng lưu trữ: Dung lượng hosting hay còn gọi là dung lượng lưu trữ, cho phép bạn tải file, ảnh, dữ liệu lên hosting. Nên chọn ổ cứng SSD vì tốc độ xử lý nhanh và dung lượng cao hơn HDD.
- Hệ điều hành: Hiện nay, hosting đang sử dụng với 2 hệ điều hành chính là Windows và Linux. Nếu muốn trang web vận hành tốt và hiệu suất cao, nên chọn Linux.
- Băng thông (Bandwidth): Là lượng dữ liệu tối đa được truyền qua kết nối Internet qua thời gian nhất định.
- Bảo mật: Chính sách bảo mật cao, có chứng chỉ SSL,…
- Sao lưu, phục hồi dữ liệu: Hãy đảm bảo nhà cung cấp có chính sách sao lưu, backup và phục hồi thường xuyên.
- Tên miền: Số lượng tên miền nhận lượng khi đăng ký dịch vụ.
>> Xem thêm: So sánh VPS và hosting khác nhau như thế nào?
Làm thế nào để chọn hosting tốt?
Để chọn hosting phù hợp, bạn cần chú ý những yếu tố:
- Chọn loại hosting phù hợp với nhu cầu sử dụng: Tìm hiểu xem website bạn sử dụng với mục địch như thế nào. Tìm kiếm nhà cung cấp dịch vụ hosting có các gói hosting phù hợp.
- Chú ý tới các thông số mình đang sử dụng: Dung lượng, băng thông, tên miền,…
- Chế độ bảo mật, sao lưu dữ liệu: Nhà cung cấp có chế độ bảo mật cao, backup dữ liệu thường xuyên.
- Chất lượng của bộ phận hỗ trợ khách hàng: Có đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật chuyên môn cao, hỗ trợ nhanh chóng và nhiệt tình.
Tránh lãng phí tài nguyên của các gói hosting mình đăng ký, cũng như không sử dụng đúng gói hosting cho trang web làm cho website bị chậm. Bạn cần xem xét và chọn lựa như sau:
- Dung lượng lưu trữ: Mỗi gói hosting có dung lượng lưu trữ khác nhau, cần chọn loại hosting phù tránh lãng phí.
- Băng thông: Tổng lưu lượng truyền tải trong 1 tháng.
- Ổ cứng SSD/HDD: So với HDD, SSD có chi phí cao hơn nhưng có dung lượng cao và tốc độ truy cập cao hơn rất nhiều.
- Uptime: Là thời gian hoạt động liên tục của hosting. Thời gian Uptime càng cao, khả năng truy cập càng nhanh.
- Vị trí đặt máy chủ: Nếu khách hàng truy cập là ở Việt Nam, bạn nên chọn nhà cung cấp có máy chủ đặt ở Việt nam. Sẽ giúp tăng tốc độ truy cập nhanh hơn khi chọn hosting nước ngoài.
Lựa chọn hosting Việt Nam hay nước ngoài?
Về cơ bản, hosting Việt Nam hoặc hosting nước ngoài cũng đều là dịch vụ lưu trữ và quản lý trang web giống nhau. Chẳng qua là việc lựa chọn thuê hosting ở đâu sẽ tuỳ thuộc lớn vào ý muốn của chủ sở hữu trang web và đối tượng khách hàng mục tiêu.
Ưu điểm
Ưu điểm của hosting Việt Nam:
- Băng thông trong nước lớn và khoảng cách địa lý rất nhỏ nên chất lượng đường truyền tốt.
- Độ đồng nhất về mặt địa lý cho phép đôi bên trao đổi tin tức thuận tiện.
- Giao dịch chuyển khoản dễ dàng.
- Xử lý/trợ giúp nhanh chóng và dễ dàng hơn nếu có trục trặc.
- Có nhiều chọn lựa cho dịch vụ hosting qua việc giảm bớt gánh nặng tài chính.
Ưu điểm của hosting nước ngoài:
- Thường sở hữu datacenter riêng.
- Chất lượng hosting được đánh giá cao.
- Dịch vụ chuyên nghiệp (bán hàng, CSKH, hỗ trợ,…).
- Nhiều ưu đãi cho nhà phân phối/khách hàng.
Nhược điểm
Nhược điểm của hosting Việt Nam:
- Ảnh hưởng không tích cực đến hoạt động chia sẻ dữ liệu với Việt Nam và các kết nối ra quốc tế nếu có sự cố cáp quang.
Nhược điểm của hosting nước ngoài:
- Khoảng cách quá rộng.
- Rào cản kỹ thuật và khoảng cách tạo trở ngại cho quá trình xử lý và tiếp nhận dữ liệu.
- Quy trình thanh toán phức tạp, phương thức thanh toán không phù hợp.
- Dễ vi phạm hợp đồng.
Lời kết
Smart Backup vừa chia sẻ cho bạn những thông tin hữu ích về hosting là gì. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hosting cũng như có được nhưng thông tin cần thiết trong quyết định lựa chọn mua dịch vụ từ nhà cung cấp. Chúc các bạn thành công!