
Localhost là một thuật ngữ khá quen thuộc đối với dân lập trình website, sử dụng nhằm mục đích quảng bá thương hiệu và sản phẩm, dịch vụ của mình tới khách hàng. Tuy nhiên, đối với những người không cùng ngành có lẽ sẽ là một khái niệm khá mới mẻ. Để hiểu hơn về khái niệm này, cũng như cách cài đặt localhost hiệu quả, mời mọi người cùng tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời!
Localhost là gì?
Localhost đươc ghép bởi 2 từ “Local” (máy tính cá nhân) và “Host” (máy chủ). Localhost là một thuật ngữ dành riêng cho ngành IT, mô tả một cổng kết nối trực tiếp với máy chủ gốc. Nói cách khác, đây là thuật ngữ được sử dụng để diễn ra máy chủ trên máy tính cá nhân.
Hiện nay, localhost được sử dụng để truy cập vào các dịch vụ mạng hoạt động trên máy tính đó với một cổng mạng loopback. Thông qua kiểu kết nối này, localhost không sử dụng bất kỳ cổng vật lý nào để thực hiện kết nối với chính chúng. Giờ đây máy tính của bạn hoạt động dưới dạng một hệ thống mạng ảo, chạy ngay bên trong nó.

Hiểu đơn giản, localhost giống như một bản web server bao gồm: PHP, PHPmyadmin, MySQL, Apache,… Ví dụ như khi bạn muốn tạo một trang web riêng nhưng chưa thể sở hữu ngay một website, bạn hãy tìm đến chương trình hỗ trợ chứa ứng dụng website ngay trên thiết bị của bạn. Lúc này, localhost là lựa chọn phù hợp nếu bạn cần chạy máy chủ trên máy tính cá nhân. Mục đích chính của localhost chính là phục vụ việc học tập và thực hành lập trình cho các chuyên viên thiết kế website sử dụng.
>> Xem thêm: Top 10 dịch vụ hosting free tốt nhất hiện nay.
Localhost có chức năng gì?
Localhost rất hữu ích nếu bạn là nhà phát triển, quản trị viên mạng hay chuyên gia máy tính và để thử nghiệm.
3 chức năng mà localhost mang lại như sau:
- Hỗ trợ kiểm tra phần mềm, ứng dụng website: Localhost được sử dụng rộng rãi trong giới lập trình viên. Chúng giúp các chuyên gia máy tính có thể kiểm thử các website của mình đã tạo ra khi hệ điều hành giả lập thành một server, khi loopback được kích hoạt hay khi họ tạo web app hay phần mềm kết nối Internet. Điều này giúp cho việc thao tác xử lý dữ liệu nhanh chóng mà không mất nhiều thời gian như khi kết nối online qua hosting.
- Kiểm tra tốc độ hoạt động: Localhost cho phép bạn có thể kiểm tra thiết bị và TCP/IP luôn ở trạng thái ổn định. Điều này sẽ giúp khách hàng của bạn hoàn toàn tin cậy vào sản phẩm website hay ứng dụng mà bạn tạo ra. Bạn có thể dể dàng thực hiện kiểm tra kết nối này bằng cách gửi ping đến localhost. Nếu như sử dụng hệ điều hành Windows, bạn chỉ cần mở command prompt lên và gõ “ping localhost” hay “ping 127.0.0.1”. Lúc này, hệ thống sẽ gửi kết quả cho bạn biết máy chạy có tốt không để có thể sửa chữa kịp thời.
- Chặn các site không an toàn: Người dùng có thể sử dụng địa chỉ IP của một tên miền thành địa chỉ 127.0.0.1. Khi truy cập vào tên miền này, bạn yên tâm vì sẽ không bị chuyển đến các server không uy tín, gây hại. Nếu có phát hiện thì localhost sẽ trả lại cho bạn biết để có thể ngăn chặn kịp thời.

>> Xem thêm: VPS là gì? VPS có những ứng dụng gì?.
Các loại Localhost là gì?
Như đã nói đến ở trên, localhost là một webserver hoạt động mà không mất phí trên chính máy tính chứa WordPress của bạn. Bên trong localhost chứa nhiều ứng dụng có tính năng khác nhau. Các ứng dụng này nó chính là ngôn ngữ lập trình để tạo lập website.
Một số ứng dụng localhost cơ bản như:
- Apache: Là một máy chủ web mã nguồn mở và miễn phí cung cấp nội dung web thông qua internet. Apache sau khi phát triển, nó nhanh chóng trở thành ứng dụng HTTP phổ biến nhất trên website.
- PHP: Là một ngôn ngữ mà đa số các WordPress đều sử dụng. PHP chủ yếu được sử dụng để tạo máy chủ web.
- MySQL: Là một hệ quản trị cở dữ liệu quan hệ mã nguồn mở. Được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực xử lý thông tin hay xử lý dữ liệu.
- PHPmyadmin: Là một công cụ phần mềm miễn phí được viết bằng PHP, nhằm xử lý việc quản trị MySQL qua website.
>> Xem thêm: Hosting Linux là gì? Những câu hỏi về hositng Linux.
Hướng dẫn cài đặt localhost trên Wamp
Wamp là tên viết tắt cho phần mềm Windows, Apache, MySQL, PHP. Được phát triển trên nền tảng LAMP, sự khác biệt là WAMP được sử dụng cho hệ điều hành Windows, còn LAMP sử dụng cho hệ điều hành Linux.

Quá trình cài đặt localhost trên nền tảng Wampserver được thực hiện theo các bước như sau:
- Bước 1: Đầu tiên bạn phải tải chương trình Wampserver này về máy tính cá nhân. Truy cập vào trang chủ website của Wampserver. Chọn phiên bản WAMP phù hợp với hệ điều hành máy tính bạn đang sử dụng (64 bit hoặc 32 bit).

- Bước 2: Mở file đã download, sau đó chọn ngôn ngữ và ấn OK.

- Bước 3: Tiếp theo, click vào ô I accep the agreement, sau đó nhấn Next để tiếp tục

- Bước 4: Chọn thư mục lưu trữ WAMP, sau đó ấn Next.

- Bước 5: Click vào mục Install để tiến hành cài đặt và đợi quá trình cài đặt tiếp diễn.

- Bước 6: Chọn Finish để hoàn tất cài đặt phần mềm.

- Bước 7: Thoát cài đặt trở về màn hình chính ở thanh Taskbar. Ấn chuột phải và click vào Restart All Service. Đợi hệ thống cập nhật toàn bộ thay đổi và cài đúng yêu cầu là hoàn tất việc cài đặt localhost trên Wampserver.
>> Xem thêm: Hướng dẫn tạo VPS Azure miễn phí 1 năm.
Hướng dẫn cài đặt localhost trên XAMPP
XAMPP là một trong những chương trình tạo webserver được ứng dụng trên hệ điều hành Linux, MacOs, Windows. XAMPP là tên viết tắt đa nền tảng: Apache, MySQL, PHP và Perl. XAMPP cho phép bạn xây dựng trang WordPress ngoại tuyến trên một máy chủ web cục bộ trên máy tính của bạn. Đa phần các chuyên viên thiết kế sử dụng phần mềm này để cài đặt localost.

Để cài đặt localhost trên XAMPP, quá trình thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Tải phần mềm XAMPP tương ứng với phiên bản phù hợp với hệ điều hành máy tính của bạn( 32 bit hoặc 64 bit).
- Bước 2: Mở file đã download, sau đó giải nén và khởi chạy phần mềm.
Lưu ý: Ở bảng điều khiển nếu hiển thị nút màu xanh thì việc kích hoạt thành công. Ngược lại, dòng chữ màu đỏ có nghĩa là phần mềm đang gặp sự cố, cần phải xử lý trước khi thực hiện.
- Bước 3: Mở trình duyệt, có thể mở bất kỳ trình duyệt nào như Chrome, Firefox,… với địa chỉ http://localhost hoặc http://127.0.0.1 để kết nối thử. Nếu truy cập đường link đó và hiển thị ra trang đó thì bạn đã cài đặt localhost thành công.
>> Xem thêm: Bảng giá hosting 5 nhà cung cấp tại Việt Nam.
Hướng dẫn cài đặt localhost trên AppServ
AppServ là một công cụ OpenSource dành cho Windows với Apache, PHP, MySQL, PHPmyadmin. Nhờ đó, AppServ giúp người sử dụng dễ dàng việc thiết lập máy chủ cơ sở dữ liệu một cách nhanh chóng. Đối với hệ điều hành Linux/Unix thì hỗ trợ tối ưu hơn nhưng trên Windows thì vẫn đạt hiệu suất ổn định.

Để tiến hành việc cài đặt localhost trên AppServ thì bạn cần thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Downdoad phần mềm AppServ về máy tính của bạn.
- Bước 2: Mở file và giải nén kích hoạt phần mềm AppServ.
- Bước 3: Tiến hành cài đặt cấu hình cho AppServ gồm: Server name (tên của server), Administrator’s Email Address (địa chỉ email của bạn), Apache HTTP Port (cổng port mặc định là 80).
- Bước 4: Đặt lại cấu hình MySQL với Username (mặc định sẽ là root) và mật khẩu (tùy chọn).
- Bước 5: Click vào Install để tiến hành cài đặt và click vào Finish để kết thúc.
- Bước 6: Mở trình duyệt và truy cập địa chỉ localhost/phpmyadmin để kiểm tra.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích về Localhost, chắc hẳn các bạn đã hiểu phần nào về khái niệm, chức năng và cách cài đặt localhost cho website của mình. Ngoài ra, để website của bạn không phải chạy trên localhost mà có thể hoạt động trực tuyến trên mạng Internet thì hãy nhớ đăng ký hosting. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên, bạn có thể để lại bình luận hoặc thông tin bên dưới để được Smartbackup sẽ giải đáp giúp bạn.